[Ngữ pháp N3] Một số mẫu ngữ pháp cơ bản phần 25
![[Ngữ pháp N3] Một số mẫu ngữ pháp cơ bản phần 25](https://yasashiinihongo.com/storage/upload/article/jwANyzcJopPEudMO2omBOzzg9xRq1AsHoWSHDXvC.webp)
Nội dung
Ngữ pháp: まで
Ý nghĩa: thậm chí đến cả…
Cấu trúc: N(+助詞)+まで
Cách sử dụng:
1) Đây là cấu trúc sử dụng trong trường hợp đưa ra cả sự vật, sự việc cực đoan nhất, và vì đến mức độ như thế rồi thì những cái khác là đương nhiên. Là cách nói bao gồm cả tâm trạng của người nói đã lan rộng tới cả phạm vi cực điểm.
2) Thông thường là những câu thể hiện chủ quan, nhận định,đánh giá.
Ví dụ:
①一番の親友のあなたまで、わたしを疑うの。
②日本の生活にすっかり慣れて、納豆まで食べられるようになった。
③家族との生活まで犠牲にして、会社のために仕事をするつもりはない。
④今度の事件では、妻の両親にまで迷惑をかけてしまった。
Ngữ pháp: むきに
Ý nghĩa: phù hợp với...
Cấu trúc: N+向きに
Cách sử dụng:
Đi kèm với danh từ chỉ người, sử dụng với ý nghĩa là "phù hợp với người đó, hay người đó sẽ trở nên thích".
Ví dụ:
①これはお年寄り向きにやわらかく煮た料理です。
②この店には子ども向きのかわいいでざいんのものが多い。
③この作家のえっせーを1度読んでごらんなさい。あなた向きだとわたしは思いますよ。
Ngữ pháp: むけに
Ý nghĩa: dành cho…
Cấu trúc: N+向けに
Cách sử dụng:
Sử dụng 「〜向けに」 khi muốn nói "đó là đối tượng của ~,hay ~ phù hợp với~".
Ví dụ:
①これは幼児向けに書かれた本です。
②この文には専門家向けの用語が多いので、一般の人にはわかりにくい。
③この説明書は外国人向けだが、日本人が読んでもとてもおもしろく、ためになる。
Ngữ pháp: も〜ば、〜も
Ý nghĩa: nếu có…thì cũng cócả…
Cấu trúc: Nも+Vば/イAければ/ナAなら/Nなら+Nも
Cách sử dụng:
1) Hình thức sử dụng đưa tính chất ở vế sau giống như ở vế trước vào. (Cùng là yếu tố tích cực, hoặc cùng là yếu tố tiêu cực).
2) Cũng tồn tại cách nói 2 vế cùng là sự vật, sự việc giống nhau, hoặc là sự vật sự việc đối lập nhau như ở trong ví dụ ⑥⑦.
Ví dụ:
①あしたは数学の試験もあればれぽーとも提出しなければならないので、今晩は寝られそうもない。
②あの人は性格もよければ頭もよさそうです。
③きのうの試験は問題も難しければ量も多かったので、苦労しました。
④あのめーかーの製品は値段も手ごろなら、あふたーけあもきちんとしていますね。
⑤今度の仕事は予算も不足なら、すたっふも足りない。成功は望めそうもない。
⑥りんごにはいろいろな種類があります。赤いのもあれば、黄色いのもあります。
⑦楽もあれば苦もあるのが人生というものだ。
Ngữ pháp: ようがない
Ý nghĩa: không thể…
Cấu trúc: Vます+ようがない
Cách sử dụng:
1) Sử dụng khi muốn nói muốn làm như vậy nhưng nếu không bằng phương tiện, phương pháp đó thì không thể làm được. 「よう」 là 「様」, có ý nghĩa là 「方法 (phương pháp)」.
2) Cũng sử dụng cả hình thức「ようもない」.
Ví dụ:
①推薦状を書いてくれと言われても、あの人のことをよく知らないのだから、書きようがない。
②この時計はもう部品がないから、直しようがない。
③あの人の住所も電話番号もわからないのですから、連絡のしようがありません。
④社員はやる気があるのだが、会社の方針が変わらないのだからどうしようもない。
<<< Quay lại bài học trước Bài học tiếp theo >>>