[Ngữ pháp N3] Một số mẫu ngữ pháp cơ bản phần 28
![[Ngữ pháp N3] Một số mẫu ngữ pháp cơ bản phần 28](https://yasashiinihongo.com/storage/upload/article/jwANyzcJopPEudMO2omBOzzg9xRq1AsHoWSHDXvC.webp)
Nội dung
Ngữ pháp: わけにはいかない
Ý nghĩa: không thể…
Cấu trúc: Vる+わけにはいかない
Cách sử dụng:
Sử dụng khi muốn nói muốn làm điều đó nhưng xét đến những quan niệm, quan điểm mang tính xã hội hoặc có lý do về mặt tâm lý mà không thể làm như vậy được.
Ví dụ:
①あしたは試験があるから、今日は遊んでいるわけにはいかない。
②これは亡くなった友人がくれた大切なもので、あげるわけにはいかないんです。
③資源問題が深刻になってきて、企業もこれを無視するわけにはいかなくなった。
Ngữ pháp: わりに(は)
Ý nghĩa: trái ngược với...
Cấu trúc: Nの/V・Aの〔普通形〕(ナAな・ナAである)+わりに(は)
Cách sử dụng:
1) Sử dụng 「〜わりに(は)」 khi muốn nói suy xét từ sự việc này thì không đúng với mức độ mà thông thường người ta vẫn nghĩ đương nhiên phải là như vậy.
2) Ý nghĩa và cách sử dụng khá giống với 「にしては」 nhưng 「〜わりに(は)」muốn nhấn mạnh đến việc, sự không cân bằng đó là mấu chốt vấn đề. Phần trước và sau của 「〜わりに(は)」 thường là những từ, cụm từ chỉ mức độ.
Ví dụ:
①わたしの母は、年を取っているわりには新しいことに意欲的です。
②きのうの講演会は、思ったわりには人が集まらなかった。
③このくつは値段が高いわりによく売れる。 ④彼女は年齢のわりには若く見えます。
Ngữ pháp: をきっかけに(して)
Ý nghĩa: nhờ có…
Cấu trúc: N+をきっかけに(して)
Cách sử dụng:
1) Là cấu trúc để nói động cơ mà thực hiện một hành động mới nào đó. Cũng được sử dụng dưới dạng 「がきっかけで」như trong ví dụ ③.
2) Có ý nghĩa và cách dùng giống 「をけいきに(して)」 nhưng vế sau của 「をきっかけに(して)」 thì không cần thiết phải là những hành động có tính tích cực.→参
Ví dụ:
①春のはいきんぐをきっかけに、わたしは山登りに興味を持つようになった。
②今日の料理番組をきっかけにして、母が昔よく作った料理を思い出した。
③ある日本人と友達になったことがきっかけで、日本留学を考えるようになった。
Ngữ pháp: をこめて
Ý nghĩa: với cả…lòng cảm tạ,tâm nguyện, tình yêu…
Cấu trúc: N+を込めて
Cách sử dụng:
Sử dụng với ý nghĩa đưa cả tình cảm, tâm nguyện vào một sự vật sự việc nào đó. Ngoài ra các cách nói như 「心をこめて・祈りをこめて・思いをこめて・恨みをこめて・力をこめて」 cũng được sử dụng nhiều.
Ví dụ:
①先生、ありがとうございました。わたしたちの感謝を込めてこの文集を作りました。
②昔の子どもたちは遠足の前の日などに「あした、天気になりますように」と願いを込めて「てるてる坊主」という小さい人形を作って、窓の外につるした。
③あなたに、愛を込めてこの指輪を贈ります。
Ngữ pháp: をちゅうしんとして
Ý nghĩa: chủ yếu là…
Cấu trúc: N+を中心として
Cách sử dụng:
1) Cách thể hiện khi muốn nói trung tâm của sự việc, hành vi nào đó là cái gì đó. Sử dụng cả hình thức 「を中心に(して)」như ví dụ ②.
2) Khi mà danh từ đứng ở đằng sau thì có cả hình thức sử dụng 「を中心とした N・を中心とする N」 như ví dụ ③④.
Ví dụ:
①実行委員長の秋山君を中心として、文化祭の係は心を一つに準備をしています。
②今度の台風の被害は東京を中心に関東地方全域に広がった。
③この研究会では公害問題を中心としたさまざまな問題を話し合いたいと思う。
④石井さんを中心とする新しい委員会ができた。
<<< Quay lại bài học trước Bài học tiếp theo >>>