[Ngữ pháp N4] Các mẫu ngữ pháp quan trọng phần 29
![[Ngữ pháp N4] Các mẫu ngữ pháp quan trọng phần 29](https://yasashiinihongo.com/storage/upload/article/a4GxOto22W43VNjFtmSDClfdK9MrYggmQuepYt7N.webp)
Nội dung
Ngữ pháp: られる〈非情の受け身〉
Ý nghĩa: được
Cấu trúc: 巻末の活用表参照
Cách sử dụng:
1) Đây là hình thức bị động sử dụng trong trường hợp nói đến các sự kiện mang tính xã hội, các sự việc được thông báo công khai, và chính những đối tượng này sẽ là chủ thể của hành vi.Khác với các hình thức bị động mà chủ thể là con người như bị động về chủ sở hữu hay bị động tiếp nhận sự thiệt hại, dạng thức bị động này mô tả sự việc một cách khách quan chứ không phải bày bỏ cảm xúc như 「困った、いやだ」
2) Trong trường hợp người thực hiện hành vi đó không phải là người đặc biệt thì thông thường không được thể hiện trong câu văn ở dạng bị động này. Trong trường hợp là người đặc biệt thì sẽ được thể hiện bằng 「によって」như trong ví dụ ⑤.
Ví dụ:
①試験は3月15日に行われます。
②この寺の門は朝6時に開けられます。そして夕方6時に閉められます。
③この雑誌は若い人たちによく読まれています。
④東京のあぱーと代は高いと言われています。
⑤新しい治療法が東西大学の小林教授のぐるーぷによって開発された。
Ngữ pháp: られる〈持ち主の受け身〉
Ý nghĩa: bị, được
Cấu trúc: 巻末の活用表参照
Cách sử dụng:
1) Cách nói trong trường hợp mà một bộ phận cơ thể của mình, vật sở hữu, sự việc liên quan nhận được hành vi của người nào đó. Hầu hết trong các trường hợp phải chịu thiệt hại hay cảm thấy bị phiền toái, thì thì chính người cảm nhận thấy hành vi đó là phiền toái (tôi hoặc những người thân cận tôi) sẽ làm chủ thể chứ không phải bộ phận đó sẽ làm chủ thể.
2)Trong trường hợp người thực hiện hành vi đó là đại từ ngôi thứ nhất (tôi) thì thông thường không sử dụng thức bị động này.
Ví dụ:
①わたしは子どもにめがねを壊されて困っています。
②暗い道を歩いていたとき、だれかに肩をたたかれてびっくりしました。
③わたしは先生に作文をほめられてうれしかったです。
④たいせつな洋服を弟に汚されてしまいました。
⑤小さい声で話したのに、やんさんに話を聞かれてしまいました。
Ngữ pháp: られる〈被害の受け身〉
Ý nghĩa: dạng bị động
Cấu trúc: 巻末の活用表参照
Cách sử dụng:
Trong trường hợp không phải là bản thân trực tiếp tiếp nhận hành động đó mà do một sự việc nào đó, hay do người khác tạo ra điều gì đó mà mình phải nhận thiệt hại, hay cảm thấy bị phiền toái, thì người nhận thiệt hại hoặc phiền toái (tôi,hoặc nhiều khi là người thân cận với tôi) sẽ là chủ thể. Cũng có thể sử dụng cả tự động từ như trong ví dụ ①〜③, hoặc tha động từ như trong ví dụ ④〜⑥.
Ví dụ:
①きのう、となりの人に夜遅くまでさわがれて、うるさくて眠れませんでした。
②A:どうしたんですか。何かあったんですか。
B:旅行の間にどろぼうに入られて、お金を盗まれたんです。
③かわいがっていたねこに死なれて、とてもさびしかった。
④すぐとなりに10階のまんしょんを建てられて、わたしの部屋から富士山が見えなくなりました。
⑤会議の間、となりの人にたばこを吸われて、気分が悪くなりました。
⑥病院では夜遅くまで起きていることはできません。9時に電気を消されてしまいます。
Ngữ pháp: られる〈尊敬〉
Ý nghĩa: cách nói kính ngữ
Cấu trúc: 巻末の活用表参照
Cách sử dụng:
1) Sử dụng khi thể hiện tâm trạng tôn kính người đối phương hay người thứ ba.
2) Hình thức giống như thể bị động.
3) Mức độ tôn kính của cách dùng 「お〜になる」 cao hơn so với 「られる」.
Ví dụ:
①先生、どこで電車を降りられますか。
②部長、今日はみーてぃんぐでおもしろいことを話されましたね。
③田中さんのお父さんは毎朝、散歩されるそうです。
Ngữ pháp: をしている
Ý nghĩa: có…
Cấu trúc: N+をしている
Cách sử dụng:
1) Sử dụng khi muốn nói màu sắc, hình thức, trạng thái nhìn thấy trước mắt. Khi để giải thích cho một danh từ thì có thể thay thế 「N1 をしている N2」thành 「N1 をした N2」 như ví dụ④.
2) Thông thường, không sử dụng để nói về bản thân người nói, mà nói về trạng thái mà người nói nhìn thấy.
3) Trong các cuộc nói chuyện bỗ bã, có thể dùng 「(を)してる」 thay cho 「をしている」 như ví dụ ⑤.
Ví dụ:
①りーさんはきれいな声をしています。
②A:少し赤い顔をしていますよ。お酒を飲んだんでしょう。
B:あ、わかりましたか。
③この花、ほんとうにいい色をしていますね。
④あの三角形をしたびるは何ですか。
⑤母:あら、汚い手してるね。どうしたの。
子:公園で砂遊びをしたんだよ。
<<< Quay lại bài học trước Bài học tiếp theo >>>