[Ngữ pháp N4] Các mẫu ngữ pháp quan trọng phần 10
![[Ngữ pháp N4] Các mẫu ngữ pháp quan trọng phần 10](https://yasashiinihongo.com/storage/upload/article/a4GxOto22W43VNjFtmSDClfdK9MrYggmQuepYt7N.webp)
Nội dung
Ngữ pháp: たり〜たりする〈反復〉
Ý nghĩa: lúc thì…lúc thì…
Cấu trúc: Vたり+Vたり+する
Cách sử dụng:
Biểu thị hành động đối lập nhau lặp đi lặp lại. Sử dụng cặp động từ đối lập 「出る・入る、行く・来る、上がる・下がる、…」.
Ví dụ:
①退院してから1週間ぐらいは毎日寝たり起きたりしていました。
②子どもたちがぷーるで、水から出たり入ったりして遊んでいます。
③あの人は門の前を行ったり来たりしています。どうしたのでしょう。
④ばすの運転手:ばすの中では立ったりすわったりしないでください。危ないですから。
Ngữ pháp: だろう〈推量〉
Ý nghĩa: có lẽ…
Cấu trúc: 〔普通形〕(ナA/N)+だろう
Cách sử dụng:
1) Được dùng để dự đoán về tương lai như dự báo thời tiết hay những việc chưa xác định rõ. Cũng được dùng để suy đoán về quá khứ và hiện tại như ví dụ ④.
2) Không dùng để dự đoán hành động có chủ ý của người nói.
3) 「でしょう」 là dạng lịch sự của「だろう」. 「でしょうか」 là cách nói mà người nói vừa dự đoán vừa tự hỏi như ví dụ ⑤.
Ví dụ:
①田中さんは旅行には行かないだろう。忙しいと言っていたから。
②今年は家族旅行は無理だろう。
③10年後にはこの町も公園の数がもっと多くなっているでしょう。
④久しぶりにいなかに帰ります。村もずいぶん変わったでしょう。
⑤松本選手は今度の試合に出られるでしょうか。
Ngữ pháp: だろうとおもう
Ý nghĩa: tôi nghĩ có lẽ….
Cấu trúc: 〔普通形〕(なA/N)+だろうと思う
Cách sử dụng:
1) Được sử dụng khi người nói suy đoán, phỏng đoán và thể hiện cảm xúc rõ hơn cấu trúc 「だろう (suy đoán)」. Nếu chỉ dùng 「と思う」 mà không có 「だろう」 thì cũng có thể biểu hiện ý nghĩa phỏng đoán của người nói nhưng mức độ chắc chắn sẽ mạnh hơn.
2) Không dùng để dự đoán hành động có chủ ý của người nói.
Ví dụ:
①きゃんぷの参加者は50人ぐらいだろうと思います。
②みんなが集まるので、ぱーてぃーはきっと楽しいだろうと思います。あなたもぜひ来てください。
③あしたの運動会では、きっと白組が勝つだろうと思う。
④父はこの結婚には反対するだろうと思う。
⑤子どもにはわたしの説明がわからなかっただろうと思う。
Ngữ pháp: つづける
Ý nghĩa: tiếp tục….
Cấu trúc: Vます+続ける
Cách sử dụng:
Diễn đạt ý nghĩa hành động, tập quán đang tiếp tục diễn ra.Được Sử dụng khi đặc biệt muốn nói về việc "làm mãi, kéo dài mãi".
Ví dụ:
①山道を1日中歩き続けて、足が痛くなりました。
②わたしは小学校から高校まで12年間もこの学校に通い続けました。
③一つのことをやると決めたら、やり続けることが大切です。
④うちの庭では、冬の間もいろいろな花が咲き続けます。
Ngữ pháp: って〈名前〉
Ý nghĩa: tên là, gọi là…
Cấu trúc: N+って S
Cách sử dụng:
1) Cấu trúc 「〜って N」 là văn nói để đề cấp đến tên của người, vật, địa danh còn chưa biết rõ.
2) Có thể dùng 「〜って N」 hoặc 「〜っていう N」. 3) Trong văn viết thì 「〜ってN」 đổi thành 「N という N」.
Ví dụ:
①伊藤さん、ちゃやさんって人から電話がありましたよ。
②「みらの」っていういたりあ料理の店、知ってる?
③これは村上春樹って作家が書いた『海辺のかふか』っていう小説です。
<<< Quay lại bài học trước Bài học tiếp theo >>>